Trong thời đại công nghệ số, gamification (trò chơi hóa) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành công cụ chiến lược để nâng cao trải nghiệm người dùng. Để có thể áp dụng Gamification thuần thục vào trải nghiệm của người dùng, mô hình Octalysis đã được nghiên cứu và áp dụng vào quá trình sáng tạo trải nghiệm cho người dùng.
Hãy cùng khám phá khung lý thuyết này và lý do nó trở thành “kim chỉ nam” để doanh nghiệp có được cái nhìn sâu về động lực trải nghiệm của khách hàng.
Octalysis Là Gì?
Octalysis bắt nguồn từ cấu trúc hình bát giác (Octagon) của mô hình và phương pháp phân tích (Analysis) các động lực tâm lý thúc đẩy hành vi con người. Octalysis tập trung vào việc khám phá 8 yếu tố động lực cốt lõi tác động đến quyết định của người dùng. Mô hình này giúp các nhà thiết kế hệ thống, sản phẩm hoặc dịch vụ áp dụng gamification một cách hiệu quả để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn hơn.
Mô hình Octalysis được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để nâng cao hiệu quả và tạo trải nghiệm hấp dẫn hơn. Trong thiết kế trải nghiệm người dùng (UX/UI), mô hình giúp tăng mức độ tương tác của người dùng với ứng dụng, sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong giáo dục, nó tạo động lực học tập bằng cách tích hợp các yếu tố trò chơi vào quá trình học. Đặc biệt trong kinh doanh, sử dụng Octalysis giúp thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên và khách hàng, từ đó cải thiện hiệu suất và lòng trung thành.
8 Yếu Tố Động Lực Cốt Lõi Của Octalysis
Gamification đã trở thành một chiến lược mạnh mẽ để thúc đẩy sự tham gia, động lực và sự hài lòng của người dùng. Bằng cách khai thác các yếu tố tâm lý bên trong và bên ngoài, các doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa giúp người dùng quay lại thường xuyên hơn. Dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn khám phá tám yếu tố cốt lõi của Octalysis.
Epic Meaning & Calling (Ý nghĩa & Lời kêu gọi có tầm vóc mạnh mẽ)
Một trong những cách mạnh mẽ nhất để thu hút người dùng là kết nối hành động của họ với một sứ mệnh lớn hơn. Khi người dùng cảm thấy rằng nỗ lực của họ tạo ra sự khác biệt, dù là bảo vệ môi trường, hỗ trợ cộng đồng địa phương hay thúc đẩy các mục tiêu toàn cầu, họ sẽ có xu hướng tiếp tục tham gia và duy trì động lực.
Development & Accomplishment (Phát triển & Thành tựu)
Thúc đẩy sự tham gia của người dùng bằng cách trao thưởng và đánh dấu các cột mốc quan trọng. Nguyên tắc này khai thác những mong muốn tự nhiên của người dùng, đạt được mục tiêu và được công nhận cho những nỗ lực của mình.
Empowerment of Creativity & Feedback (Sáng tạo & Sự phản hồi)
Mục tiêu của yếu tố này trong Octalysis là cung cấp cho người dùng công cụ và sự tự do để thể hiện bản thân, đồng thời cung cấp những lựa chọn liên tục để hướng dẫn và cải thiện hành trình của họ. Khi người dùng cảm thấy họ có thể sáng tạo và cá nhân hóa trải nghiệm của mình, họ sẽ phát triển một mối liên kết sâu sắc hơn với nền tảng. Phản hồi kịp thời và có ý nghĩa đảm bảo rằng người dùng luôn duy trì sự tham gia và động lực để cải thiện.
ocial Influence & Relatedness (Liên hệ & Ảnh hưởng xã hội)
Nguyên tắc này tận dụng nhu cầu xã hội cơ bản của con người để xây dựng một cộng đồng gắn kết. Bằng cách tạo ra các hoạt động cạnh tranh và hợp tác, chúng ta khuyến khích sự tham gia tích cực và tăng cường sự gắn bó của người dùng với nền tảng.
Unpredictability & Curiosity (Sự bất ngờ & Tính tò mò)
Yếu tố bất ngờ và bản năng tò mò vốn có của con người là chìa khóa để giữ chân người dùng. Bằng cách cài đặt những phần thưởng bất ngờ hoặc những tính năng ẩn, nguyên tắc này khuyến khích người dùng khám phá, tương tác và quay trở lại.
Scarcity & Impatience (Sự khan hiếm & Tính nôn nóng)
Áp dụng nguyên tắc tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ), yếu tố này khuyến khích người dùng hành động nhanh chóng bằng cách đưa ra các ưu đãi có thời hạn hoặc sản phẩm độc quyền. Phương pháp này không chỉ tăng cường sự tương tác mà còn nâng cao giá trị nhận thức của sản phẩm/dịch vụ được cung cấp, mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi sở hữu.
Loss & Avoidance (Sự mất mát & Khả năng né tránh)
Dựa trên nỗi sợ mất mát những thứ giá trị, người dùng có thể được thúc đẩy hành động nhanh chóng và đưa ra quyết định trước khi họ bỏ lỡ phần thưởng, cơ hội hoặc lợi ích. Nguyên tắc này bắt nguồn từ hiện tượng tâm lý rằng mất mát gây ảnh hưởng mạnh mẽ hơn so với thu được, khiến người dùng có nhiều khả năng tham gia để tránh bỏ lỡ.
Ownership & Possession (Tính sử hữu & Quyền được sở hữu)
Tâm lý “hiệu ứng sở hữu” khiến con người thường đánh giá cao những gì mình đang có. Bằng cách cung cấp cho người dùng các vật phẩm hoặc tính năng mà họ có thể sở hữu, bạn khuyến khích họ tham gia nhiều hơn, mở rộng bộ sưu tập của mình và duy trì tài sản của họ, tạo ra cảm giác gắn bó và hài lòng sâu sắc hơn.
Các kỹ thuật sử dụng khung lý thuyết Octalysis
Điều làm nên sự thành công của khung lý thuyết này là cách mà các nhà phát triển vận dụng nó vào trong quá trình thiết kế thông qua các kỹ thuật. Kỹ thuật đầu tiên được đề cập tới là “Right Brain Core Drives” và “Left Brain Core Drives” – Động lực cốt lõi của não phải và não trái tượng trưng cho sự sáng tạo và logic. Right Brain Core Drives tập trung vào động lực nội tại, bao gồm các hoạt động như sáng tạo và tương tác xã hội, tự chúng có phần thưởng. Ngược lại, Left Brain Core Drives dựa vào động lực bên ngoài, thúc đẩy cá nhân theo đuổi mục tiêu hoặc phần thưởng.
Một kỹ thuật đang được sử dụng phổ biến hơn đó là “White Hat” và “Back Hat”. Kỹ thuật này đề cập tới sự nhấn mạnh vào sự sáng tạo, thành thạo kỹ năng và ý nghĩa, giúp người dùng cảm thấy được trao quyền và hài lòng và ngược lại việc dựa vào tính không thể đoán trước, nỗi sợ mất mát hoặc không thể đạt được có thể tạo ra động lực cao nhưng thường khiến người dùng cảm thấy không hài lòng hoặc bị kiểm soát, từ đó kích thích hành vi người chơi.
Khung Octalysis trong thực tế
Việc kết hợp chính xác các yếu tố trong khung lý thuyết Octalysis sẽ giúp các nhà phát triển, các doanh nghiệp sở hữu một công cụ mạnh mẽ tạo ra hệ thống gamification hấp dẫn và đạt được mục tiêu.
Một ví dụ điển hình trong việc áp dụng thành công khung lý thuyết Octalysis trong hoạt động trò chơi điện tử có thể kể đến như Candy Csush Saga của nhà phát triển King. Trò chơi được hưởng ứng rộng rãi nhờ các đòn bẩy như thành tích, trao quyền, tính khó đoán và sự khan hiếm, thúc đẩy sự tham gia thông qua các thử thách, trao quyền sáng tạo, tính trí tuệ và phần thưởng nhỏ giọt.
Ngược lại, Nền tảng mạng xã hội LinkedIn tận dụng chiến lược vào thành tích, quyền sở hữu và sự né tránh, khuyến khích người dùng theo đuổi các cột mốc nghề nghiệp, nuôi dưỡng cảm giác sở hữu hồ sơ của họ và gợi lên nỗi sợ bỏ lỡ các cơ hội nghề nghiệp. Bằng cách khéo léo đan xen các động lực thúc đẩy này phù hợp với bối cảnh tương ứng, các công ty này nắm bắt và duy trì hiệu quả sự tham gia của người dùng.
Octalysis - Phương pháp kiến tạo toàn diện
Việc áp dụng thành công khung lý thuyết Octalysis không chỉ đơn thuần là thêm bảng xếp hạng và huy hiệu hay kích thích người chơi bằng những phần thưởng giới hạn. Sử dụng Octalysis cho gamification như là cầu nối tác động đến tâm lý và doanh nghiệp có thể sử dụng để tăng mức độ tương tác cho ứng dụng, trang web hoặc nền tảng của mình.
Khung Octalysis giúp chúng ta xem xét các hoạt động gamification từ mọi góc độ, tìm hiểu được những động cơ cụ thể nhất cho đến việc cân bằng nhu cầu của người chơi. Doanh nghiệp có thể đạt được mức độ chuyển đổi cao hơn bằng cách sắp xếp trải nghiệm của họ và cung cấp cho họ nhiều hơn những gì họ muốn.
Với kinh nghiệm tư vấn và kiến tạo các giải pháp Gamification, TriPlayZ mong muốn được đồng hành nhằm mang tới những giải pháp tối ưu hơn cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn các giải pháp mang tính toàn diện!