News

Gamification Offline: Trải nghiệm tại điểm bán mang lại được gì cho doanh nghiệp?

Trong thời đại mà người tiêu dùng ngày càng đề cao sự tương tác thực tế, không gian điểm bán (Point of Sale) đang trở thành xu hướng được nhiều thương hiệu đầu tư. Đây chính là lúc Gamification Offline – hình thức lồng ghép cơ chế trò chơi vào hoạt động trực tiếp – phát huy vai trò như một giải pháp chiến lược, giúp tăng mức độ hấp dẫn, thúc đẩy kết nối và chuyển hóa cảm xúc thành hành vi mua sắm cụ thể.

Gamification Offline là gì?

Gamification Offline là việc ứng dụng các yếu tố trò chơi – như thử thách, phần thưởng, điểm số hay bảng xếp hạng – vào hoạt động tương tác thực tế. Khi được tích hợp khéo léo,  Gamification không chỉ thu hút sự tham gia mà còn khơi gợi tò mò, kích thích khám phá và khiến hành trình trải nghiệm thương hiệu trở nên sống động, đáng nhớ hơn. 

Một số ứng dụng thực tiễn của Gamification Offline trong cuộc sống có thể kể đến như: 

  • Bác sĩ tặng quà nhỏ để khuyến khích bệnh nhân tái khám định kỳ. 
  • Lớp học tổ chức thi đua kèm phần thưởng nhằm thúc đẩy tinh thần học tập. 
  • Doanh nghiệp áp dụng phần thưởng để ghi nhận đóng góp nhân viên. 

Gamification Offline giúp doanh nghiệp như thế nào?

Với khả năng tạo ra những trải nghiệm gần gũi và gắn kết người dùng, Gamification Offline đang trở thành một công cụ chiến lược nhằm giúp: 

Tăng mức độ tương tác và nhận diện thương hiệu: Gamification được chứng minh là một công cụ hiệu quả trong việc tăng cường mức độ tương tác và nhận diện thương hiệu. Theo báo cáo của MISA AMIS nền tảng quản trị doanh nghiệp số tại Việt Nam, gamification giúp tăng 47% mức độ tương tác khách hàng, tăng 22% sự trung thành và cải thiện 15% khả năng nhận diện thương hiệu. 

Thúc đẩy doanh số và tỉ lệ chuyển đổi: Gamification không chỉ tạo ra trải nghiệm thú vị mà còn thúc đẩy hành vi mua sắm tại chỗ.  Chiến dịch Monopoly của McDonald’s là ví dụ điển hình khi chỉ trong tháng 10/2010, doanh số McDonald’s tại Mỹ tăng 5,5% nhờ gamification tại điểm bán, dựa theo InvestorPlace. 

Thu thập dữ liệu của khách hàng: Bằng cách lồng ghép thử thách, phần thưởng hay bảng xếp hạng, doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng chia sẻ thông tin để nhận quà hoặc nâng cấp trải nghiệm. Trải nghiệm này tăng hiệu quả trong việc thu thập dữ liệu, đồng thời gia tăng sự gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. 

Nâng cao hiệu suất làm việc và tinh thần nội bộ: Theo báo cáo khảo sát từ AmplifAI, 90% nhân viên trong các doanh nghiệp được khảo sát cho biết gamification giúp họ làm việc hiệu quả hơn; tăng năng suất gấp 1,5 lần cũng như tạo nên sự gắn kết giữa người lao động và công ty. 

Tối ưu hoạt động tại điểm bán:  Vòng quay may mắn, tích điểm nhận quà hay thử thách đổi ưu đãi không chỉ khơi gợi tò mò, thu hút người tiêu dùng ở lại với gian hàng lâu hơn mà còn thúc đẩy hành vi mua sắm nhờ phần thưởng tức thì như voucher, quà tặng hoặc ưu đãi độc quyền. 

Một số Case study thành công

Muji – Workshop tại cửa hàng
Muji thường xuyên tổ chức workshop nơi khách hàng tự thiết kế, cá nhân hóa sản phẩm và nhận quà tặng độc đáo. Những trải nghiệm này giúp khách hàng gắn bó hơn với thương hiệu, đồng thời cung cấp dữ liệu hành vi giúp Muji điều chỉnh chiến lược sản phẩm và truyền thông hiệu quả hơn. 

Flexion Health – Phục hồi chức năng bằng gamification  

Flexion Health sử dụng thiết bị cảm biến chuyển động kết hợp trò chơi để hướng dẫn bệnh nhân tập luyện phục hồi chức năng. Bài tập được chia cấp độ, có phản hồi trực tiếp, tạo trải nghiệm chủ động và hấp dẫn. Hệ thống này giúp tối ưu chi phí điều trị (trung bình $2.780/bệnh nhân), tăng hiệu quả phục hồi và mở rộng tệp khách hàng cho doanh nghiệp y tế. 

NikeFuel – Gamification trong thể thao và sức khỏe 

NikeFuel kết hợp thiết bị đeo tay và ứng dụng Nike+ để đo hoạt động thể chất, quy đổi thành điểm số và thử thách. Người dùng được khuyến khích cạnh tranh, đạt mục tiêu, và chia sẻ thành tích. Dù dự án Nike+ FuelBand không còn hoạt động, đây vẫn là dấu ấn chiến lược giúp Nike chuyển mình từ hãng thể thao thành công ty công nghệ gắn kết cộng đồng. 

Tổng kết

Những ví dụ từ các doanh nghiệp nêu trên cho thấy gamification hoàn toàn có thể áp dụng linh hoạt trong các ngành bán lẻ, y tế hay thể thao – và mang lại giá trị rõ ràng về cả thương hiệu lẫn hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, Gamification Offline chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm khác biệt và bền vững với người tiêu dùng. 

Tại TriPlayz, chúng tôi không ngừng sáng tạo để mang đến những giải pháp gamification hiệu quả, phù hợp với từng mục tiêu kinh doanh và hành vi người dùng thực tế. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một hướng đi mới để tạo dấu ấn khác biệt, Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một hướng đi mới để tạo dấu ấn khác biệt, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và trở thành đối tác tin cậy trên hành trình kiến tạo nên những trải nghiệm thực sự đáng nhớ. 

Tags

What do you think?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related articles

Cùng MSB mang tới trải nghiệm thú vị cho người dùng qua trải nghiệm AI động “Claim Tết Có Lời”

TriPlayZ mang tới đề xuất đặc biệt cho hoạt động tương tác trong dịp tết nguyên đán của MSB. Sự kết hợp độc đáo giữa công nghệ AI và và các thông điệp lời chúc may mắn đã mang lại cho người dùng những trải nghiệm vô cùng ấn tượng trong chiến dịch lần này.

Read more
Liên hệ với chúng tôi

Hợp tác với Chúng tôi
CNTT Toàn diện

Chúng tôi sẵn lòng trả lời mọi câu hỏi và cùng bạn quyết định dịch vụ phù hợp.

Chúng tôi tự hào luôn:
Quy trình
1

Chúng tôi hẹn lịch một cuộc họp dựa trên lịch trình của bạn

2

Chúng tôi tư vấn và giúp bạn khai phá vấn đề

3

Chúng tôi chuẩn bị một bản tóm tắt dự án

Lên lịch tư vấn miễn phí